Monday, 25/11/2024 - 03:16|
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĂN GIANG, HƯNG YÊN. EMAIL: PGDVANGIANG.HUNGYEN@MOET.EDU.VN. ĐƯỜNG DÂY NÓNG TIẾP NHẬN Ý KIẾN CỦA NHÂN DÂN 0914895488
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

PHÓ ĐỨC CHÍNH - NGƯỜI LÀNG ĐA NGƯU

Đến rạng sáng 17-6-1930, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính và 11 chiến sĩ bước lên đoạn đầu đài tại pháp trường Yên Bái, vốn là sân trại lính. 13 người lần lượt lên máy chém. Phó Đức Chính là người duy nhất đòi được nằm ngửa và không bịt mắt. Ông đã kịp hô “Việt Nam vạn tuế” vào giây phút cuối của cuộc đời. Phút giây thiêng ấy là 5 giờ 35 phút sáng 17-6-1930. Năm đó, Phó Đức Chính tròn 23 tuổi

 

   

Sáng lập viên, lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng. Quê ở thôn Đa Ngưu, nay thuộc xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, Hưng Yên. Ông là con út trong gia đình có 4 anh chị em, thân phụ của ông là cụ Duy Chân (còn có tên khác là Đức Chân, Đức Tường). Cụ Duy Chân có 4 người con: Phó Đức Chỉ, Phó Đức Ước, Phó Thị Quy, và Phó Đức Chính.

      Phó Đức Chính là một thành viên lãnh đạo của Tổng Bộ, phụ trách công tác tổ chức của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Ông là một yếu nhân, cánh tay phải đắc lực của Đảng trưởng Nguyễn Thái Học trong việc hoạch định kế sách và vạch ra những kế hoạch tuyên truyền, hành động.

     Vì là lãnh tụ của một tổ chức chống Pháp đòi quyền tự do dân chủ nên ông và các lảnh tụ khác của Đảng bị thực dân Pháp theo dõi và truy lùng rất gắt gao. Sau vụ ám sát một chủ mộ phu người Pháp Bazin, ông bị mật thám Pháp bắt từ Lào về Hà Nội và bị kết án 2 năm tù treo nhưng ông vẫn bí mật hoạt động và vạch ra kế hoạch cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền.


Rạng sáng ngày 10-2-1930, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra tại Yên Bái, Phú Thọ rồi lan ra Kiến An, Vĩnh Bảo- Hải Phòng nhưng do không được chuẩn bị kỹ càng nên cuộc khởi nghĩa đã bị thực dân Pháp đàn áp dã man và dẫn tới thất bại.

Ngày 15-2, trong khi ông cùng 1 số chiến sỹ khác của Đảng đang họp bàn phá thành Sơn Tây thì bị thực dân Pháp vây bắt và bị giải về nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Không lâu sau, Nguyễn Thái Học và các yếu nhân khác cũng bị bắt.

Cắt băng khánh thành nhà tưởng niệm Phó Đức Chính
( thôn Đa Ngưu, xã Tân Tiến, Văn Giang)

Ngày 23-3-1930, Phó Đức Chính bị thực dân Pháp tuyên án tử hình. Lúc đó ông mới 23 tuổi, là người trẻ nhất và cũng là người duy nhất bị kết án từ chối ký vào đơn xin chống án.

Rạng sáng ngày 17-6-1930, Phó Đức Chính cùng lãnh tụ Nguyễn Thái Học và 11 chiến sỹ khác bước lên đoạn đầu đài tại pháp trường Yên Bái.

Trước khi bước lên máy chém, ông là người duy nhất yêu cầu được nằm ngửa để nhìn lưỡi dao rơi xuống.

Có câu: Tố nhân bất khả hữu cao ngạo thái. Nhiên, bất khả vô cao ngạo cốt. Ông quả là một con người như vậy

 

Theo Phó Đức Nam tổng hợp từ gia phả họ Phó và tiểu sử của Phó Đức Chính do ông Phó Bá Hào Nam - chi Giáp, hậu sinh đời thứ 12 biên soạn.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết