Friday, 22/11/2024 - 06:25|
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĂN GIANG, HƯNG YÊN. EMAIL: PGDVANGIANG.HUNGYEN@MOET.EDU.VN. ĐƯỜNG DÂY NÓNG TIẾP NHẬN Ý KIẾN CỦA NHÂN DÂN 0914895488
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TÁC PHẨM CỦA DANH HỌA TÔ NGỌC VÂN

Họa sĩ Tô Ngọc Vân - người làng Xuân Xầu, Nghĩa Trụ, Văn Giang, Hưng Yên, là một trong những họa sỹ đã làm rạng danh Mỹ thuật Việt Nam.

Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ra đời năm 1925, Tô Ngọc Vân là sinh viên khóa 2 (1926 - 1931). Ngay từ thời còn là sinh viên, Tô Ngọc Vân đã có tranh trưng bày triển lãm bên cạnh những tác phẩm của Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm – những tên tuổi lớn mà về sau đã làm rạng danh nền mỹ thuật Việt Nam trên đất Pháp. Đó là vào tháng 8 năm 1930 tại Sài Gòn, với các tác phẩm về phong cảnh khá ấn tượng. Báo Phụ nữ tân văn - số 71, ra ngày 25 tháng 9 năm 1930, có những lời đánh giá xác đáng: “Bức Ánh mặt trời của ông Vân có thể gọi là một bài ca tụng cái tài biến hoá của ánh mặt trời. Ta xem lại tranh Bụi chuối ngoài nắng cũng của ông Vân, lá chuối xanh, ánh nắng phản chiếu vào nhuộm thành màu vàng ối, mặt người rám nắng, mặt trời chiếu vào đã hoá ra hồng hồng pha trộn với sắc lửa. Một cảnh chói lọi mà vẫn dịu dàng, nhìn không chán mắt. Bức Trời dịu, được vẽ với bút pháp táo bạo, tự nhiên mà trên cả bức tranh hình như ta thấy có luồng không khí trong sạch, mát mẻ bao bọc cả xung quanh”. Ông hiệu trưởng người Pháp Victor Tardieu (1867 - 1937, vốn rất tiết kiệm lời khen, cũng đã từng khen ngợi Tô Ngọc Vân. 
Những năm trên ghế nhà trường, ông tiếp nhận những kiến thức tạo hình mới với sự hăng say không biết mệt mỏi. 
Phương pháp tạo hình mới, đặc biệt là chất liệu sơn dầu, có sức cuốn hút mạnh mẽ, bởi ông nhận thức nghệ thuật của môn này đã giúp diễn đạt được những tình cảm rạo rực, xao xuyến trong tâm hồn của nghệ sĩ đứng trước cảnh vật. Với Bức thư (1931), Tô Ngọc Vân đã tỏ thiện cảm với những cô gái lao động nền nã bên khung cửi qua những tình cảm kín đáo, đoan trang. 
Đó là sự dè dặt của một khuynh hướng. Sau này Tô Ngọc Vân thể hiện sâu đậm hơn người phụ nữ với sự đồng cảm trân trọng. Đây là lúc họa sĩ vẽ nhiều về phong cảnh đẹp bằng sơn dầu như ánh Mặt trời, Bụi chuối ngoài nắng, Trời dịu... 
Thành công của họa sĩ không chỉ ở trong nước mà còn góp phần mang tiếng nói của nghệ thuật Việt Nam đến với nhiều nước. Năm 1931, tranh sơn dầu Bức thư được tặng bằng danh dự ở Triển lãm hội họa Pháp và được thưởng huy chương vàng ở Triển lãm thuộc địa tại Paris.
Năm 1931, sau khi tốt nghiệp, ông cộng tác với báo Nhân loại, Phong hóa, Ngày nay và cuối cùng là Thanh Nghị với bút danh Tô Tử, Ái Mỹ. Năm 1935, ông được Pháp bổ dụng đi dạy học ở Phnôm Pênh (Campuchia). Ở đây, ngoài giờ giảng dạy, ông đi vẽ phong cảnh và sư sãi.

1 Thuyền sông Hương (1935)

2 Angkor Original (1935)

3 Angkor Temple Original (1936)

4 Sans Titre Original

 


Năm 1938, Tô Ngọc Vân trở về Hà Nội dạy ở Trường trung học Bưởi. Đến năm 1939, ông là giảng viên Trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương. Đề tài chủ yếu trong những sáng tác trước cách mạng của Tô Ngọc Vân là người đàn bà thành thị. 
Từ tác phẩm Dưới bóng nắng vẽ người thiếu nữ mơ màng, với cái nhìn lơ đãng dưới hoa, nắng bên bờ ao, đến người thiếu nữ bâng khuâng - tranh Tô Ngọc Vân không gợi lên một chân dung nhân vật cụ thể, chỉ như biểu tượng về sự trong trắng, cao quý của người phụ nữ. 

Kiệt tác "Thiếu nữ bên hoa huệ" được Tô Ngọc Vân sáng tác vào năm 1943, khi ông đang giảng dạy tại Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. "Thiếu nữ bên hoa huệ" mô tả cảnh một thiếu nữ mặc áo dài trắng đang nghiêng đầu một cách đầy duyên dáng, khơi gợi về phía lọ hoa huệ trắng. Hình dáng cô gái kết hợp với những chi tiết và màu sắc xung quanh tạo thành một hình khối giản dị, toát lên một nét buồn dịu nhẹ. 

Với bố cục chặt chẽ, hoàn hảo, cách sử dụng màu điêu luyện, "Thiếu nữ bên hoa huệ" đã thể hiện được cái mềm mại gợi cảm ở đường cong trên đùi thiếu nữ và nhất là cách dùng dao gạt bớt lớp sơn phía trên để lộ ra lớp sơn hồng bên dưới tạo nên sắc ửng hồng trên má thiếu nữ… Ngay trong lần triển lãm đầu tiên tại Hà Nội, bức họa đã được nhiều người chú ý. Năm 1945, "Thiếu nữ bên hoa huệ" được trưng bày tại nhà Khai Trí Tiến Đức (Hà Nội) cùng với tranh của Nguyễn Đỗ Cung, Lê Văn Đệ… Bác Hồ đã đến xem triển lãm này. 
Ở Tô Ngọc Vân, hội họa Tây Âu tuy đã đi vào lý trí nhưng lại thông qua tâm hồn dân tộc, chính điều này đã làm cho tranh sơn dầu của ông có màu sắc riêng, đạt đến độ ổn định. Ông đã sớm đoạt Huy chương Vàng- triển lãm thuộc địa tại Paris với bức sơn dầu "Bức thư". Tiếp theo đó là một loạt các sáng tác khác, cho đến nay đã thuộc vào kho báu nghệ thuật hội họa Việt Nam hiện đại: Thiếu nữ bên hoa sen, Thiếu nữ bên hoa huệ, Gia đình Việt Nam, Duới bóng nắng, Buổi trưa, Hai thiếu nữ và em bé...

Thiếu nữ bên hoa huệ (1943)

Hai thiếu nữ và em bé (1944),xem thêm

7

8 Chân dung thiếu nữ

9 Thiếu nữ ngắm tranh (1938)

 

 

10 Buổi trưa (1936)

11 Thiếu nữ bên hoa sen (1944)

12 Chị em (1932) - lụa

13 Học thêu (1932) - màu nước trên lụa

14

 

 

15

16 Chị cốt cán

17

18 Hai chiến sĩ (màu nước - 1949)

19 Đốt đuốc đi học

 


Cách mạng tháng Tám 1945 đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp của ông, mở đầu là bức “Bác Hồ làm việc tại Bắc Bộ Phủ” (1946). Đầu năm 1946 được Hội văn hóa Cứu quốc giới thiệu, ông cùng các họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung và nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim vào Bắc Bộ phủ vẽ tranh và nặn tượng Bác. Tác phẩm “Hồ Chủ Tịch làm việc tại Bắc Bộ Phủ” đã được trưng bày tại triển lãm mỹ thuật toàn quốc lần thứ nhất tại Hà Nội. Đây là bức chân dung sơn dầu đẹp nhất của Tô Ngọc Vân sáng tác trong thời kỳ đầu của nền mỹ thuật Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Một bức tranh giản dị, trang nghiêm mà không kém phần tráng lệ huy hoàng. Tô Ngọc Vân bố cục hình Bác khoan thai và đĩnh đạc, choán cả diện tích nền tranh, ánh sáng ngang, rực lên, làm rõ một không khí mộc mạc mà vô cùng sinh động. 

20 Bác Hồ làm việc ở chiến khu - Tranh in và khắc

21 Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ

22 Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ

23

24 Làng quê - La maison pres de la riviere (The house near the river)

 


Những bức tranh cổ động lớn: Phá xiềng; Việt Nam được giải phóng; (hai tác phẩm được đánh giá cao) Hà Nội vùng đứng lên hòa nhập một cách hữu cơ với không khí thời đại, tiêu biểu cho sự chuyển biến lớn lao trong tư tưởng của thế hệ họa sĩ lúc đó. 
Nổi danh là họa sĩ chuyên vẽ phụ nữ đẹp theo quan niệm tiểu tư sản (Thiếu nữ bên hoa huệ; Hai chị em gái), nhưng hầu như ngay lập tức, xuất hiện trên giá vẽ của Tô Ngọc Vân những hình ảnh, những khuôn mặt phụ nữ Việt Nam dọc đường kháng chiến, với quan niệm về cái đẹp thay đổi theo nhân sinh quan thời đại. 

Ông được Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cử làm Giám đốc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam. Trường Cao đẳng Mỹ thuật là một trong 6 trường Đại học và Cao đẳng đầu tiên của nền giáo dục cách mạng, trụ sở trường được đặt tại phố Lò Đúc, Hà Nội. Khóa đầu tiên khai giảng ngày 15-11-1945, trong điều kiện trường sở bị thiếu thốn nhưng ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao (Khoá học đầu tiên đã tồn tại đến thời điểm Toàn quốc kháng chiến. Tô Ngọc Vân đã cùng nhiều văn nghệ sĩ lên chiến khu tham gia kháng chiến. Năm 1950, Trường Cao đẳng Mỹ thuật tiếp tục khai giảng với khoá học 21 sinh viên. Trong điều kiện kháng chiến gian khổ, họa sĩ Tô Ngọc Vân đã cùng các giảng viên Trường Mỹ thuật Kháng chiến luôn cố gắng đảm bảo chất lượng giáo dục và đời sống cho các sinh viên. Từ phương thức “Học trong cuộc sống”, Trường đã tạo ra một chuyển biến quan trọng trong sinh viên là đưa nghệ thuật trở về với cuộc sống thường nhật, phục vụ công cuộc kháng chiến của dân tộc). Cùng với việc mở trường, ông tham gia sáng tác và trưng bày tác phẩm trong những triển lãm mỹ thuật đầu tiên của Cách mạng.
Những ngày ở Việt Bắc ông làm nhiều việc: Công tác tại Đội tuyên truyền xung phong, vẽ tranh, kẻ khẩu hiệu trên những mảng tường, sau đó chuyển sang công tác làm họa sĩ tại Đội kịch Tháng Tám. 
Năm 1947, Tô Ngọc Vân là Trưởng đoàn Văn hóa Cứu quốc ở khu Mười. Ông cũng đồng thời là Giám đốc xưởng Mỹ thuật, Hiệu trưởng trường Mỹ thuật kháng chiến. Tô Ngọc Vân đã tổ chức một xưởng khắc và in tranh tuyên truyền trên một quả đồi lớn ở làng Xuân áng, Phú Thọ. Ông cùng các văn nghệ sĩ trong đoàn kháng chiến: Thế Lữ, Bùi Huy Phồn, Nguyễn Tuân, Nguyễn Khang... và các đồng nghiệp và học trò của mình đi khắp các ngả đường chiến dịch, với tấm lòng một người yêu nước và lòng khát khao sáng tác của một nghệ sĩ lớn. Tô Ngọc Vân luôn luôn có những cuộc tranh luận thẳng thắn về nghệ thuật, không phải chỉ một lần. Lúc Tô Ngọc Vân đang nổi tiếng về tranh sơn dầu chứ chưa làm sơn mài bao giờ, nhưng ông vẫn bênh vực cho chất liệu theo ông là đậm chất dân tộc khẳng định những ưu điểm quý giá của sơn mài và tự mình sáng tác tranh Nhã Nam tiêu thổ kháng chiến để chứng minh. 

Năm 1948, ông làm đoàn trưởng đoàn Văn hoá kháng chiến, rồi làm biên tập viên đầu tiên và là người sáng lập ra Báo Văn nghệ, là tác giả của một số bài viết như: “Bây giờ mới có hội họa Việt Nam”; “Tranh tuyên truyền với hội họa”, “Học hay không học”, … sau đó làm giám đốc Xưởng họa sơn mài Việt Nam. 
Tại Đại hội văn hóa toàn quốc (1948), ông được bầu làm ủy viên Ban chuyên ngành Mỹ thuật.
Ông luôn tranh thủ thời gian ký họa cuộc sống con người, cảnh vật của núi rừng Việt Bắc. Thời kỳ này ông sáng tác nhiều tranh, đáng chú ý là các bức khắc gỗ: Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ, Hà Nội vùng đứng lên (1948), Bác Hồ với thiếu nhi (1951) và các bức tranh sơn mài: Thiếu nữ, Khi giặc đi qua, Nghỉ chân bên đồi, Nữ cứu thương (1948), Chạy giặc trong rừng (1949). Loạt tranh ký họa về Tây Bắc bằng chì, bút sắt, màu nước về bộ đội, dân công, nông dân, ta có thể kể tới các bức Hai chiến sĩ, Chân dung hai bà lão nông dân, Bộ đội trong hang, Ruộng bậc thang, Một bản ở Tây Bắc (1951). Loạt ký họa màu nước, chì than về nông dân vào năm 1953 tiêu biểu như: Ông lão cầm đuốc đi học, Bủ đường đi học, Tôi có ý kiến, Con trâu quả thực;.... Loạt ký họa về bộ đội từ năm 1949 đến 1954 bằng chất liệu chì, màu nước, bút sắt, bột màu, sơn dầu, tiêu biểu như Hai chiến sĩ, Sinh hoạt trong hang, Xưởng quân giới... Cùng với nhiều họa sĩ khác, các hoạt động đi thực tế sáng tác, triển lãm của họ đã làm cho Việt Bắc không những là thủ đô kháng chiến mà còn là thủ đô của mỹ thuật trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Cuối năm 1949, họa sĩ Tô Ngọc Vân được giao làm Giám đốc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trung ương (sau chuyển thành Trường mỹ thuật Việt Nam) tại xóm Chòi, Yên Dã thuộc huyện Đại Từ, Thái Nguyên. Cùng giảng dạy tại nhà trường có các danh họa Trần Văn Cẩn, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Sĩ Ngọc. Lớp sinh viên khóa kháng chiến với hơn 20 người được sự dạy dỗ trực tiếp của Tô Ngọc Vân và các họa sĩ tài danh khác đã trở thành những họa sĩ tên tuổi của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, ta có thể kể tới các họa sĩ Trần Lưu Hậu, Lưu Công Nhân, Trọng Kiệm, Đào Đức, Nguyễn Thế Vị, Mai Long, Lê Huy Hòa, Lê Lam... Ông thường nhắc nhở học sinh học kết hợp với hành và bản thân ông cũng gương mẫu thực hiện. Những chuyến đi thực tế cùng sinh viên, hoặc đi “ba cùng” trong cải cách ruộng đất đã giúp ông sáng tác nhiều tác phẩm mang dấu ấn của cuộc sống nông thôn, miền núi, quân đội...

Tháng 4-1954, ông được lệnh lên đường đi Điện Biên Phủ. Trên đường ra trận, ông đã vẽ nhiều ký họa về bộ đội, dân công, phong cảnh và con người các dân tộc Tây Bắc: Giáo viên người Thái, Cô gái dân tộc Mèo, Ba cô gái Thái, Cho ngựa ăn. Ngày 17-6-1954 ông đã hy sinh tại cây số 41 Ba Khe, khi ông đã vượt qua đèo Lũng Lô. Chiếc cặp vẽ mà ông đem theo đi chiến dịch đã có nhiều ký họa dọc đường như: Trú quân, Hành quân qua suối, Lên đèo, Qua đèo Lũng Lô, Chuẩn bị lên đường. Đặc biệt trong đó có bức ký họa chì "Đèo Lũng Lô "được ghi ở góc ngày 15-6-1954, có thể đó là bức tranh cuối cùng trong cuộc đời sáng tác của ông. Danh họa Tô Ngọc Vân đã hy sinh trong khi đang sáng tác tại chiến trường. Lịch sử dân tộc và lịch sử Mỹ thuật ghi danh ông bởi nhân cách tỏa sáng của một họa sĩ bậc thầy và người chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng trong kháng chiến chống Pháp năm xưa.

25 Bộ đội và công dân nghỉ trên đồi - Sơn mài, 1953.

26 Đèo Lũng Lô

27 Xưởng quân giới, 1951

28 Bừa trên đồi - Tranh bột màu - 1953

 

 

29

30 Ba cô gái Thái - Ký hoạ

31 “Trú quân” – Ký họa (1954)

32 Con trâu quả thực (ký hoạ màu nước - 1954)

 

 

33

34

35

36

 

 

37

38

39

40

 

 

41

42

43 Cho ngựa ăn

44

 

 

45

46

47

48

49

 

 

50

51

52

53

54

 

 

55

56

57

58

59

 

 

60

61 Kí họa bút chì

62

63

64 Đi học đêm

 

 

65

66

67

68

69 Giáo viên người Thái

 

 

70

71

72 Hà Nội vùng đứng lên (Khắc gỗ, 1946)

73 Hà Nội vùng đứng lên

74

 


Họa sĩ Tô Ngọc Vân tốt nghiệp Trường cao đẳng mỹ thuật năm 1931. Dù nhiều người biết tiếng, ông vẫn không tìm được chỗ làm, phải sống thiếu thốn bằng nghề dạy học, vẽ tranh thuê, trình bày và minh họa cho một số tòa báo ở Hà Nội (khi minh họa trên sách báo ông thường ký tên Ái Mỹ, Tô Tử). 

1 Bản “Số đỏ” có bìa do họa sỹ Tô Ngọc Vân trình bày, NXB Minh Đức ấn hành từ năm 1946

2 LỬA THIÊNG - Tập thơ đầu của Huy Cận. Đời Nay xuất bản năm 1940. Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân trình bày bìa.

3 BỨC TRANH QUÊ - Tập thơ đầu của nữ sĩ Anh Thơ.

Đời Nay xuất bản năm 1941.

Có 4 tranh phụ bản của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân

 


Tô Ngọc Vân là một trong số rất ít hoạ sĩ Việt Nam đã sớm vẽ tem ngay từ thời Pháp thuộc (Postes Indochine). Mẫu tem Apsara được ông thiết kế từ nguồn tư liệu của những chuyến đi vẽ, sáng tác ở khu đền Ăngkor Vát, Ăngkor Thom (Campuchia). Hình tượng chính của con tem là nữ thần Apsara, một trong hàng ngàn tượng vũ nữ điêu khắc nổi trên những vách đền đài của nền văn hoá cổ Kh'mer.

Tem Apsara vẽ nét đơn giản, một màu, giữ được bản sắc cổ kính của điêu khắc đá đình chùa miếu mạo Á Đông. Mẫu tem thể hiện nét đặc trưng nghệ thuật Kh'mer với những nét hoa văn mây, lá, đầu rắn... uốn lượn, cách điệu theo lối cổ điển... hình lá đề - mô típ của Phật giáo.

Tem Apsara được in thành một bộ 5 con có 5 giá từ 50c đến 2$ và 5 màu khác nhau: nâu, tím, xanh dương, xanh lá, đỏ; in tại Paris, mang tiêu đề "Postes Indochine" và "RF", phát hành vào những năm 1932 đến năm 1941. Trên mỗi con tem ghi rõ tên tác giả: Tô Ngọc Vân, H.CHEFFER. Tem Apsara được lưu hành rộng trên toàn cõi Đông Dương.

Tem Apsara của danh hoạ Tô Ngọc Vân là mẫu tem thứ 23 của Bưu điện Đông Dương kể từ khi Pháp phát hành tem thư ở Việt Nam. Và cũng là tem duy nhất ông góp vào nền nghệ thuật tem thư ở Việt Nam. Tem Apsara của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân còn là biểu hiện sự giao lưu văn hoá lâu đời của hai dân tộc Việt và Kh'mer.

1 Tem Apsara - Bộ tem bưu chính Đông Dương do Tô Ngọc Vân thiết kế

2 Hai tác phẩm nổi tiếng của Tô Ngọc Vân trên tem bưu chính Việt Nam

3 Phong bì ngày đầu tiên của bộ tem "Hội họa Việt Nam" phát hành năm 1995



Tác phẩm của Tô Ngọc Vân đã được triển lãm nhiều lần trong nước và trên thế giới, được hoan nghênh và đánh giá rất cao. Do hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, nhiều tác phẩm đẹp và có giá trị đã bị thất lạc, thời gian phá huỷ. Số còn lại, cơ bản là ký họa và một số ít tác phẩm tranh sơn dầu, sơn mài đang còn lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. 
Cả cuộc đời Tô Ngọc Vân đã dành cho hội họa, tác phẩm để lại của ông trở thành tài sản vô giá của nền mỹ thuật Việt Nam và mãi mãi được trân trọng, giữ gìn. 


Tổng số điểm của bài viết là: 22 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết