Tuesday, 07/05/2024 - 18:04|
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĂN GIANG, HƯNG YÊN. EMAIL: PGDVANGIANG.HUNGYEN@MOET.EDU.VN. ĐƯỜNG DÂY NÓNG TIẾP NHẬN Ý KIẾN CỦA NHÂN DÂN 0914895488
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

ĐÌNH CỬU CAO

Đình Cửu Cao thuộc địa phận thôn Nguyễn (làng Gầu), xã Cửu Cao, huyện Văn Giang.

Đình được xây dựng trên khu đất cao ráo, thoáng mát ngay cạnh làng. Mặt tin đình hướng tây nhìn ra cánh đng. Phía trước đình có h rộng quanh năm nước trong xanh. Theo thuyết phong thủy, đình Cu Cao xây dựng trên lưng con hạc. Do đó, đất Cửu Cao có nhiều người thi cử đỗ đạt hiển danh qua các triều đại.

Đình Cửu Cao thờ Hoàng Nương công chúa và 4 vị đại vương. Về Hoàng Nương công chúa và 4 vị Đại Vương, tương truyền có thần tích sau: Thời Lý, tại trang Cửu Cao, có gia đình hin lành, lương thiện, tu nhân tích đức, ngoài 40 tuổi mới sinh con, 4 người con lần lượt đặt tên là Nguyễn Tuần, Nguyễn Nghiêm, Nguyễn Phúc và Nguyễn Hồng. Khi giặc Chiêm xâm lược nước ta, 4 người con trai theo công chúa Hoàng Nương (Bạch Phượng) cầm quân đi đánh giặc. Các ông đi đến đâu, giặc tan tới đó. Đất nước trở lại thanh bình, vua phong tước cho An Phụ Hối đế cho 4 ông, nhưng các ông đều từ chối nhận chức quan và xin về quê làm ruộng, sinh sống cùng nhân dân. Ngày Hai sáu tháng Tám âm lịch, nghe tin công chúa đi thuyền rồng du ngoạn dọc sông Kim Ngưu ghé vào thăm trang Cửu Cao, 4 ông vội vàng lên thuyền rồng bái kiến. Bỗng đâu trời đất tối sầm, mưa gió ni lên dữ dội, nước sông dâng cao sóng vỗ ào t mn thuyền khiến thuyền bị vỡ và chìm. Cả công chúa và 4 ông đều hóa ở đó. Nhà vua nghe tin vô cùng thương tiếc, sai các quan về tận nơi cùng nhân dân vớt xác 4 ông và công chúa về an táng, tuy nhiên chỉ vớt được xác 4 ông lên để an táng vào 4 lăng mộ, riêng xác công chúa không vớt được nên nhà vua cho xây miếu thờ ở chính nơi thuyền rồng bị đm, gọi là miếu Nghè, để nhân dân đời đời khói hương thờ phụng.

Theo truyền ngôn của nhân dân địa phương thì đình Cửu Cao được khởi dựng từ khá sớm. Song qua khảo sát cho thấy đình được xây dựng từ thời Hậu Lê, năm Giáp Dần (1794), niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 2, triều vua Nguyễn Quang Ton (1793-1802). Hiện nay, đình có kiến trúc ch Nhị ( ), gồm: đại bái và hậu cung. Đại bái 5 gian 2 chái, kiến trúc bộ vì phần trên chng rường, phần dưới kẻ chuyn. Các cu kiện đều được làm bằng gỗ lim vững chắc. Gian trung tâm trang trí các mảng cốn được chạm khắc khá sinh động với nhiều đ tài, như: t linh, t quý, đao la hoa dây ... mang phong cách thời Lê. Hậu cung 3 gian, kiến trúc chng rường đơn giản không chạm khắc hoa văn.

Đình Cửu Cao được xây dựng cách đây đã trên dưới ba thế kỷ nhưng vẫn còn khá đ sộ và vững chãi qua nhiều biến động của thiên nhiên, xã hội.

Đình Cửu Cao, xã Cửu Cao

 

Hiện tại, đình còn lưu giữ một số hiện vật quý, tiêu biểu, như: Cửa võng, long đình, nhang án thời Lê, 10 đạo sắc phong t thời Lê đến thời Nguyễn, 1 quyền thn tích chữ Hán, câu đối, đại tự...

Lễ hội hằng năm tại đình được tổ chức từ ngày mùng Tám đến Mười hai tháng Hai âm lịch để tưởng nhớ đến công lao của các vị thần. Đặc biệt, theo truyền thống, cứ 5 năm một lần, hội làng lại được nhân dân trong xã tổ chức long trọng để tưởng nhớ công chúa và những người con tài đức vẹn toàn của quê hương.

Đình Củu Cao được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia tại Quyết định số 141-QĐ/VH ngày 23-1-1997 của Bộ Văn hóa - Thông tin.

          (Theo cuốn Văn Giang, vùng phù sa văn hóa của các tác giả Phạm Minh Hoàng và Hoàng Thị Thanh Mai - NXB Văn hóa dân tộc năm 2020)


Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết