Wednesday, 22/01/2025 - 15:05|
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĂN GIANG, HƯNG YÊN. EMAIL: PGDVANGIANG.HUNGYEN@MOET.EDU.VN. ĐƯỜNG DÂY NÓNG TIẾP NHẬN Ý KIẾN CỦA NHÂN DÂN 0914895488
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CHUYÊN ĐỀ :VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 4

Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ làm tăng sự hứng thú trong học tập cho HS; Phát huy khả năng sáng tạo, năng lực tư duy của các em; Tiết kiệm thời gian; Các em dễ dàng nhìn thấy được một bức tranh tổng thể về nội dung bài học. Các em sẽ biết được những kiến thức mình cần ghi nhớ, đâu là trọng tâm, đâu là các ý chính, đâu là các ý phụ. Việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong tiết học cũng giúp các em ghi nhớ bài tốt hơn.

       Nhận thức được điều đó, ngày 13/4/2023,  tổ 4-5 trường TH Liên Nghĩa đã tổ chức thực hiện chuyên đề tháng 4: Vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy trong dạy học môn lịch sử cho học sinh lớp 4” nhằm góp phần nâng cao chất lượng giờ lịch sử nói riêng và chất lượng dạy học nói chung.

       Để việc thực hiện chuyên đề đạt hiệu quả, tổ 4-5 đã tổ chức cho các giáo viên trong tổ cùng thảo luận, xây dựng nội dung cần thực hiện trong chuyên đề.

        + Trước hết, cả tổ cùng nhau thảo luận thống nhất những kiến thức chung về lý thuyết sơ đồ tư duy như: Khái niệm; Cấu tạo; Các bước thiết kế một Sơ đồ tư duy; Đặc biệt là quy trình tổ chức hoạt động vẽ sơ đồ tư duy trong tiết học trên lớp.

        + Sau đó cả tổ lựa chọn bài, cùng thảo luận xây dựng giáo án cho tiết dạy minh họa.

        + Phân công giáo viên thực hiện báo cáo lý thuyết cũng như dạy thực hành .

      Sau đây là một số hình ảnh về tiết dạy minh họa chuyên đề do cô giáo Dương Thị Thư thực hiện tại lớp 4A2.

        Bài: Nhà Nguyễn thành lập (Lịch sử - Lớp 4)

          Mở đầu tiết học các em đã được cùng nhau tham gia khởi động với trò chơi: Vũ điệu hóa đá . Qua trò chơi đã tạo cho HS một tâm thế phấn khởi và sẵn sàng bước vào bài học. Sau đó, giáo viên tiếp tục khơi gợi sự hứng thú học tập, tìm tòi của các em bằng cách đưa ra hình ảnh vua Quang Trung giúp HS nhớ lại kiến thức cũ rồi dẫn dắt giới thiệu vào bài mới.

Giáo viên, học sinh cùng nhau khởi động.

 

     Trong suốt tiết dạy, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, các em đã tham gia hoạt động một cách chủ động, tích cực. Các em tích cực trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi, nội dung bài bài học. Đăc biệt ở hoạt động 2 khi: Tìm hiểu về sự thống trị của nhà Nguyễn, học sinh rất tích cực, hào hứng, cùng nhau thảo luận, cùng nhau chia sẻ để thống nhất lựa chọn nội dung đưa vào sơ đồ tư duy sao cho đầy đủ, đúng với yêu cầu, nhiệm vụ mà giáo viên đặt ra.

Học sinh các nhóm đọc tài liệu, lựa chọn nội dung sẽ đưa vào sơ đồ tư duy

 

Học sinh vẽ sơ đồ tư duy

 

Trong quá trình học sinh thảo luận, thực hiện nhiệm vụ, giáo viên đến từng nhóm để hỗ trợ giúp đỡ học sinh bổ sung, hoàn thành sơ đồ tư duy.

Giáo viên hỗ trợ nhóm học sinh trong quá trình hoạt động.

 

Sau khi các nhóm đã hoàn thành sơ đồ tư duy, giáo viên gọi đại diện HS lên trình bày sản phẩm của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Học sinh trình bày sơ đồ tư duy

 

Giáo viên nhận xét sản phẩm của học sinh

 

      Như vậy, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, học sinh các nhóm đã xác định được nhiệm vụ của mình. Các em đã nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu, rồi trao đổi với nhau về yêu cầu, nhiệm vụ mà giáo viên đặt ra. Các em tập trung suy nghĩ, chọn lọc các nội dung kiến thức, phân công nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả, học sinh đã bước đầu vẽ được sơ đồ và trình bày được nội dung bài học (Sự thống trị của nhà Nguyễn) trên sơ đồ tư duy. Giáo viên kết luận, chốt lại kiến thức bài học kết hợp giúp HS giải thích nghĩa một số từ ngữ như: “Tượng binh, bộ binh, thủy binh, kỵ binh” và phân tích giúp HS hiểu thêm về sự hà khắc của Bộ luật Gia Long. Sau đó, cho HS quan sát hình ảnh, theo dõi video minh họa giúp học sinh nắm chắc, nhớ sâu bài học.

Sau khi dự giờ tiết dạy minh hoạ, dưới sự chủ trì của đồng chí tổ trưởng chuyên môn, toàn bộ giáo viên trong tổ về dự chuyên đề đã thảo luận, phân tích rút kinh nghiệm cho tiết dạy. Tất cả các giáo viên đã đánh giá cao thành công của tiết dạy. Tiết dạy chuyên đề đã đem đến cho học sinh một trải nghiệm mới về tiếp cận tri thức bằng phương pháp sơ đồ tư duy. Tiết chuyên đề cũng tạo cơ hội cho giáo viên hiểu thêm về cách vận dụng sơ đồ tư duy để nâng cao hiệu quả trong công tác dạy học, giúp học sinh hiểu bài nhanh và nhớ kiến thức lâu hơn.

Đồng thời, đ/c chủ tọa cũng đề nghị 100% GV trong tổ vận dụng linh hoạt sơ đồ tư duy trong các tiết học có thể nhằm phát huy năng lực HS góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Lê Thị Chưa - Tổ trưởng tổ 4,5


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết